Vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách

Chúng ta sử dụng mũ bảo hiểm hàng ngày như một vật bất ly thân mỗi khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy. Sau một thời gian sử dụng, dưới những tác động của môi trường, nắng gió, mồ hôi, bụi bẩn… khiến chiếc mũ bảo hiểm của bạn có mùi hôi, những vi khuẩn nấm ngứa, hoặc gây rụng tóc, da đầu…Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Chúng ta cần làm vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách để chiếc mũ của chúng ta luôn sạch sẽ và đảm bảo độ an toàn.

Vệ sinh mũ bảo hiểm có thể tháo rời từng bộ phận



– Việc tháo rời các bộ phận trên mũ bảo hiểm sẽ giúp làm vệ sinh dễ dàng hơn. Đầu tiên hãy tháo hết các bộ phận của mũ như: quai, kính che mặt hoặc lưỡi trai, lớp lót xốp và lớp vải đệm bên trong NÓN BẢO HIỂM. Chú ý nhẹ tay để tránh trầy xước và cẩn thận sắp xếp các bộ phận theo trình tự để dễ lắp ráp sau khi vệ sinh xong.
– Hòa tan một ít dầu gội đầu với nước ấm trong thau. Ngâm lớp lót xốp vào thau khoản 10 đến 15 phút rồi dùng bàn chải đánh răng chải sạch bụi bẩn, sau đó xả lại sạch bằng nước ấm. Riêng phần vải đệm và quai nón bảo hiểm có thể giặt sạch bằng bột giặt thông thường rồi ngâm nước xả vải cho mềm và thơm, hoặc dùng dầu gội đầu để giặt sạch.
– Vệ sinh phần kính hoặc lưỡi trai dùng nước xịt kính phun lên kính che mặt hoặc lưỡi trai, sau đó lau sạch bằng vải mềm cho đến khi sáng rõ. Chú ý phần kính, tránh để trầy xước vì sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn khi lái xe.
– Đối với vỏ nón bảo hiểm, dùng khăn mềm ẩm thấm ít nước xà bông, lau nhẹ nhàng cho hết vết dơ bẩn, chú ít không sử dụng nước tẩy có hoạt tính mạnh sẽ làm bay hoặc làm phai màu sơn của nón,  sau đó lau lại bằng nước ấm sạch. Dùng tăm bông làm sạch các lỗ thông gió nếu có.
– Phơi khô tất cả các bộ phận ở nơi thoáng mát, có thể dùng quạt thổi cho mau khô. Tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời. Khi tất cả đã hoàn toàn khô ráo, lắp ráp lại như cũ.

Vệ sinh mũ bảo hiểm không thể tháo rời

– Pha sẵn một thau nước ấm với dầu gội đầu. Rửa sạch bụi bẩn bám bên ngoài vỏ nón sau đó ngâm nón vào trong dung dịch đã pha cho ra hết chất bẩn. Nhẹ nhàng cọ rửa lớp xốp và kéo lớp vải đệm ra để giặt sạch. Cuối cùng xả lại bằng nước sạch.

– Với phần vỏ nón, làm sạch như trường hợp trên, sau đó phơi mũ bảo hiểm ở nơi thoáng mát hoặc dùng quạt để làm khô. Lưu ý, nón phải thật khô ráo mới sử dụng, nếu không vô tình bạn đã “tiếp tay” cho vi khuẩn và làm nón “bốc mùi”.   

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »